Thiền Vô Vi

*** NGUYỄN giáng trần thọ hưởng nghĩa ân. THỊ hòa tâm sự tự phân lần. ANH hành chơn pháp tìm lối thoát. ĐÀO duyên trời độ rõ pháp ân. Lương Sĩ Hằng-Vĩ Kiên.Ký Bút ****

Thứ Hai, 3 tháng 9, 2018

01 - Giới Thiệu

Lời Giới Thiệu


Pháp lý Vô Vi Khoa Học Huyền Bí Phật Pháp (PLVVKHHBPP) là một phương pháp thiền không phải là một tôn giáo nên:
  • Không đối nghịch với bất cứ một tôn giáo nào, một chủng tộc nào, hay một ý thức hệ nào.
  • Không có giáo điều, không có giáo chủ, mà chỉ có người đi trước thành công hướng dẫn người đi sau.
Pháp lý Vô Vi Khoa Học Huyền Bí Phật Pháp còn có tính chất độc lập, thực tế và giản dị nên:
  • Bất cứ ai cũng có thể hành được.
  • Hành giả không phải tuân theo một điều luật gì cả như lễ nghi, thủ tục nhập môn, nguyệt liễm, cấm giới hay sự bắt buộc phải tin tưởng một tín điều gì trước.
  • Không phải thay đổi nếp sống hằng ngày như buôn bán, học hành, làm ăn vẫn như thường.
  • Chỉ đòi hỏi hành giả một điều duy nhất là sự thực hành đều đặn.
Sau một thời gian ngắn luyện tập, hành giả sẽ đạt được một kết quả như sau:
  • Về thể chất: Thanh lọc bản thể, sức khỏe gia tăng, trị dứt bệnh nhức đầu, đau lưng, mất ngủ, ăn không ngon, kém trí nhớ. Phục hồi thần sắc nhanh chóng. Người trẻ lại, lâu già.
  • Về tinh thần: Trở nên sáng suốt, xua đuổi phiền não, giải tỏa lo âu, giúp nội tâm trở lại thanh bình và an lạc.
  • Về tâm linh: Gia tăng linh cảm tùy (theo căn cơ của hành giả) giải trừ nghiệp lực trong tâm thức, tự thanh lọc tư duy của chính mình để đạt đến trình độ huệ giác, tự giải thoát phần hồn của mình khỏi vòng luân hồi lục đạo.
Pháp lý Vô Vi Khoa Học Huyền Bí Phật Pháp gồm có ba pháp chánh (Soi Hồn, Pháp Luân Thường Chuyển, Thiền Định) và một pháp phụ (Pháp Luân Chiếu Minh) rất quan trọng để thanh lọc bản thể và khai triển tâm linh. Ngoài ra cũng có những pháp hành thêm để tập luyện cho tăng cường sức khỏe.
Những điểm trọng yếu của Pháp lý Vô Vi sẽ được chỉ dẫn tỉ mỉ để giúp cho hành giả, nếu bền tâm vững chí, thực hành đều đặn hàng ngày, chắc chắn sẽ thu hoạch kết quả mong ước.
Hành giả mới bắt đầu tập nên thực hành giai đoạn đầu trong vòng sáu tháng. Sau đó qua giai đoạn kế tiếp, hành giả mới bắt đầu vào phép thiền định.
Muốn được kết quả tốt, hành giả mới tập thiền nên học hỏi với các bạn đã có kinh nghiệm lâu năm để thực hành cho đúng. Thêm vào đó Ông Tám đã đích thân thực hiện một cuốn DVD, hướng dẫn và giải thích rõ ràng, rành mạch phương pháp công phu theo Pháp lý Vô Vi Khoa Học Huyền Bí Phật Pháp này. Xin liên lạc với các hội ái hữu Vô Vi gần nơi bạn cư ngụ để lấy tài liệu.



02- Những Bật Thầy

Thiền Sư Lương Sĩ Hằng (1923-2009) - Tiểu sử



Ông Lương Sĩ Hằng sinh ngày 20 tháng 12 năm 1923 (tức ngày 13 tháng 11 năm Quý Hợi) tại Quy Nhơn, thuộc tỉnh Bình Định, Việt Nam. Ông là người Việt gốc Hoa, đã từng giữ chức vụ phụ tá giám đốc dặc trách thị trường cho công ty hóa học Getz Brothers & Co. (Hoa Kỳ) trước năm 1975. Ông có vợ và 2 con gái nuôi. Ông còn nghiên cứu thêm khoa châm cứu và chữa được nhiều người.
Khi còn trẻ, ông bị đau tim và đau thận nên hay có ý chán đời. Sau có cơ duyên gặp được cụ Đỗ Thuần Hậu, ông Lương Sĩ Hằng xin thụ giáo tu hành theo Pháp lý Vô Vi Khoa Học Huyền Bí Phật Pháp. Nhờ cương quyết tu hành nên trong ba tháng đầu công phu ông đã thấy nhiều ấn chứng phi thường về sức khỏe và tinh thần.
Ông đã bị cầm tù trong 13 tháng tại Việt Nam vì bị tình nghi làm do thám cho chánh phủ Hoa Kỳ trong thời gian trước 1975. Trong thời gian bị cầm tù, ông đã châm cứu chữa bệnh và dạy cho những người trong tù phương pháp tu thiền để đạt được sự thanh tịnh và sự thiện lành. Với sứ mạng hoằng pháp, ông đã rời Việt Nam năm 1978 đến trại tị nạn Fabella, Phi Luật Tân. Ông đã mang công sức chữa bệnh cho đồng bào tại trại tị nạn và các viên chức người Phi. Nếu có ai phát tâm thì ông lại đem giúp cho các trại tị nạn Bataan, Palawan và Fabella. Ông còn dành nhiều thì giờ giảng pháp thiền cho đồng bào trong các trại tị nạn.
Năm 1979, ông định cư tại Montréal, Canada và hàng năm theo lời mời của các bạn đạo ông đã đi thuyết giảng tại khắp các quốc gia trên các lục địa Âu, Á, Phi, Úc, và Mỹ. Tuy tuổi đã cao, nhưng ông cũng không quản ngại nhọc nhằn tiếp tục truyền pháp đến khắp nơi mà đồng bào Việt Nam cần đến hầu giúp họ tìm lấy con đường giải thoát cho chính họ. Ông mất ngày 23-09-2009 (nhằm ngày 05 tháng 08 năm Kỉ Sửu) thọ 86 tuổi (87 tuổi ta). Các bài giảng của ông để lại rất nhiều đã được thu vào cassette, CD, video, DVD và cũng đã được Hội Ái Hữu Vô Vi in ra thành sách.

03 - Những Bật Thầy

                                                    

Đức Tổ Sư Đỗ Thuần Hậu (1883-1967) - Tiểu sử




Cụ Đỗ Thuần Hậu sinh năm 1883 tại quận Lai Vung, tỉnh Sa Đéc, Việt Nam. Thân phụ là cụ Đỗ Hạo Cừu, Phó Tổng An Thới dưới thời Pháp thuộc. Thân mẫu là cụ Đào Thị Bòi. Lúc lên 9 thì mẹ mất, cụ phải ở với cha và bà kế mẫu cho đến khi lớn.
Sau khi lập gia đình được vài năm, cụ mới tách ra ở riêng. Cũng vì hoàn cảnh khổ sở thời đó, cụ phải học nhiều nghề để sinh sống và nuôi gia đình. Cụ đã học qua các nghề thuốc Bắc, thuốc Nam, làm bùa Lỗ Ban, coi quẻ, thợ mả, thợ nhuộm, thợ sơn... Khi sửa soạn lập gia đình cụ phải đi dạy thêm tiếng Việt và tiếng Pháp cho trẻ em trong làng để có tiền lấy vợ. Cụ có được 8 người con: 1 trai và 7 gái. Người con trai trưởng của cụ là ông Đỗ Vạn Lý, từng là Sứ Thần tại Ấn Độ và cựu Đại Sứ tại Hoa Kỳ dưới thời Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Ông cũng từng giữ chức Tham lý Minh Đạo trong cơ quan Phổ Thông Giáo lý Cao Đài Giáo, Việt Nam.
Vì lúc thiếu thời, cụ Đỗ Thuần Hậu gặp nhiều hoàn cảnh éo le, nên tâm trí cụ lúc nào cũng suy xét về cuộc đời và kiếp người. Do đó, cụ quyết tâm tầm đạo. Sau khi tu theo Cao Minh Thiền Sư một thời gian, cụ vẫn chưa hoàn toàn hài lòng vì vẫn chưa được giải đáp hết thắc mắc. Cụ trở về gia đình và tự nghiên cứu thêm Pháp lý Vô Vi. Trong thời gian này, nhiều lúc cụ định thần và thường thấy hình Đức Phật hiện ra trên vách. Cụ lấy làm lạ nên càng cố tâm tu luyện. Lúc khởi công tu thì cụ đã 55 tuổi, tâm không sợ chết, sợ nghèo đói, cụ quyết chí tu để xuyên phá bức màn Vô Vi bí mật hầu tiếp xúc với Phật Tiên mà học Đạo. Nhờ lòng chí thành mộ Đạo, cụ Đỗ Thuần Hậu đã ngộ được Pháp lý Vô Vi Khoa Học Huyền Bí Phật Pháp. Cụ đã xuất hồn về cõi Vô Vi và đã được học đạo trực tiếp với Đức Phật như lời cụ đã tự thuật trong quyển "Phép Xuất Hồn".
Cụ Đỗ Thuần Hậu (thường được gọi là Ông Tư) đã truyền dạy lại cho ông Lương Sĩ Hằng (thường được gọi là Ông Tám) để tiếp nối công việc truyền bá đạo pháp. Cụ mất ngày 12-11-1967 (nhằm ngày 11 tháng 10 năm Đinh Mùi) thọ 84 tuổi (85 tuổi ta). Các tác phẩm của cụ để lại là Đời Đạo Song Tu, Phép Xuất Hồn, Quái Mộng Kỳ Duyên, Tình Trong Bốn Bể (Điểu Sào Thiền Sư), Kinh A DI ĐÀ.
Thơ của Đức Tổ Sư
(Nhấp vào đề tựa để xem)
1.(Công danh phú quý) #
2.(Di Đà sáu chữ ấy ơn sâu) #
3.(Trăm Năm Bia Đá) ^
4.Bài Thuyết Thứ Hai của Cụ Đỗ Thuần Hậu
5.Giải Nghĩa Lục Tự Di Đà #
6.Sấm Tu Hành
7.Thức Tánh
8.Tự Thuật Thi
của tổng cộng 8 bài thơ theo thứ tự của phần Tựa. (* có audio; ^ có bản viết tay; # có phổ nhạc)

04 - Thực Hành Trong 6 Tháng Đầu

                                              PHƯƠNG PHÁP THỰC HÀNH THIỀN
                               PHÁP LÝ VÔ VI KHOA HỌC HUYỀN BÍ PHẬT PHÁP
                                                             
* Thực Hành Trong 6 Tháng Đầu:

Khi mới tập thiền, hành giả cần biết về Cách ngồi và Các tư thế của răng và lưỡi.
Trong giờ công phu của sáu tháng đầu tu tập, hành giả chỉ nên thực hành các pháp: NguyệnSoi Hồn, và Pháp Luân Chiếu Minh, theo thứ tự đó. Có thể làm thêm Xả Thiềnsau pháp Soi Hồn và trước khi làm Chiếu Minh. Soi Hồn và Chiếu Minh là hai pháp chính trong giai đoạn này.
(Bấm vào một trong các đề tài trên để đọc thêm.)

Khi mới tập thiền, hành giả cần biết: Cách ngồi và Các tư thế của răng và lưỡi. Các tư thế hay động tác này là một phần không thể thiếu của những pháp chính trong Vô Vi.
(Bấm vào một trong các đề tài trên để đọc thêm.)


Cách ngồi
Ngồi trên một cái gối đặt trên thảm hoặc mền. Ðầu và lưng luôn luôn giữ thẳng, rút cằm vô một chút xíu để đầu và xương sống thẳng một đường, hai cánh tay kèm theo hông. Hai lòng bàn tay úp lại để trên đùi. Ngồi xoay mặt về hướng Nam. Mắt luôn luôn nhắm, trong ý nhìn thẳng từ trung tâm hai chân mày ra phía trước. Hành giả có thể chọn một trong những cách ngồi thích hợp sau đây:
  • Ngồi kiết già: Chân phải trên đùi trái và chân trái trên đùi phải;
  • Ngồi bán già: Chân trái trên đùi hay bắp vế chân phải và chân phải dưới đùi chân trái, hoặc ngược lại;
  • Ngồi xếp bằng: Hai chân xếp tự nhiên.
(a) Ngồi kiết già(b) Ngồi bán già(c) Ngồi xếp bằng
Nếu không thể ngồi bằng những cách trên, hành giả cũng có thể:
  • Ngồi trên ghế: Ngồi thẳng không dựa lưng vào thành ghế. Hai bàn chân sát với nhau. Hai gót chân chạm với nhau. Nên mang dép hoặc chân để trên tấm thảm để tránh chân chạm mặt đất.
   
(d) Ngồi trên ghế
... đọc thêm>>

Giải thích về Cách ngồi
Tại sao ngồi thiền lại phải quay mặt về hướng Nam? Theo Thìền Sư Lương Sĩ Hằng, đó là vì hướng Nam hóa sanh hỏa. Tập trung Lửa ở trung tim chân mày, gọi là `Hỏa-Hỏa Tương-Giao'. Lửa dẫn Lửa, phát sáng lẹ hơn, còn Lửa khiếm Thủy không dẫn được.
Pháp Lý Vô Vi không quá câu nệ về cách ngồi. Hành giả có thể chọn kiểu ngồi nào thích hợp cho mình. Tuy nhiên, nếu ngồi kiết già được là tốt nhất. Đa số hành giả Vô Vi chọn cách ngồi bán già - vừa không quá khó cho thể xác, vừa đủ để làm Soi Hồn và thở Pháp Luân Thường Chuyển hiệu quả, dễ tống luồng điểu hỏa hầu ở phía sau lên bộ đầu. Nhiều hành giả cao niên cảm thấy ngồi ghế là thích hợp hơn, nhưng nên cố gắng làm Pháp Luân Thường Chuyển nhiều hơn, kết quả cũng tương đương như ngồi bán già hay xếp bằng.


Soi Hồn
Đây là pháp thứ hai, sau phần Nguyện. Hành giả có thể làm pháp này bất cứ lúc nào trong ngày, mỗi lần kéo dài ít nhất là 5 phút và nhiều nhất là 15 phút, để tập cho thần kinh khối óc được ổn định.
Tư thế của pháp Soi Hồn được mô tả trong hình dưới đây:

(a) Tư thế của pháp Soi Hồn
Cách thực hiện pháp Soi Hồn như sau:
Vẫn trong tư thế ngồi, từ từ đưa hai cánh tay lên ngang vai. Dùng đầu hai ngón tay cái đút vào nhẹ nhàng bịt kín hai lỗ tai. Dùng đầu hai ngón tay giữa chận nhẹ lên vành khớp xương khóe mắt và kéo chằn nhẹ ra cho hai mí mắt nhắm lại. Dùng đầu hai ngón tay trỏ chận nhẹ trên mí tóc chỗ màng tang. Ngón áp út và ngón út co lại vào trong lòng bàn tay. Ðầu và lưng giữ thẳng, rút cằm vô một chút, co lưỡi, răng kề răng, miệng ngậm, mắt nhắm, ý nhìn từ trung tâm chân mày thẳng tới trước, như đã giải thích trong phần Cách ngồi và Các tư thế của răng và lưỡi. Nói trong ý: 'Tập trung ba báu linh Tinh Khí Thần'. Lắng nghe điển trổi lên bộ đầu, hơi thở bình thường.

            
(b) Từng bước để đạt đến tư thế của pháp Soi Hồn
... đọc thêm>>

Giải thích về Soi Hồn
'Soi' là tìm kiếm, 'Hồn' là sự sáng suốt, thanh tịnh. Soi Hồn là một phương pháp giúp tìm kiếm lại sự thanh tịnh và sự sáng suốt của chính mình. Theo Đông Y Học, Soi Hồn là quy nguyên thần kinh khối óc, giúp khai mở trung tâm điểm của bộ đầu.
Dùng hai ngón tay cái nhẹ nhàng bịt kín hai lỗ tai là để hội tụ luồng điển về bộ đầu và tập trung nó vào giữa hai chân mày. Ngón trỏ và ngón giữa chận lên màng tang nơi chân tóc và ở giữa xương khóe mắt cũng để luồng điển chuyển chạy về trung tâm chân mày. Khi khả năng tập trung luồng điển đầy đủ thì ánh sáng sẽ phóng ra từ nơi Ấn Đường, trung tâm giữa chân mày, tiến thẳng một đường lên trung tâm của càn khôn vũ trụ, hành giả càng ngày càng cảm thấy thong thả nhẹ nhàng hơn.

Pháp Luân Chiếu Minh
Trong giai đoạn sáu tháng đầu, hành giả thực hành pháp này sau khi làm xong phần Xả Thiền, hay bất cứ lúc nào rảnh rỗi và bụng trống, ít nhất là 2 tiếng đồng hồ sau bửa ăn. Công dụng về sức khỏe của Pháp Luân Chiếu Minh là để thanh lọc và làm điều hòa bộ ruột.
Nằm ngửa trên giường hay sàn nhà có trải ra hay chiếu, đầu thẳng, lưỡi co, răng kề răng, miệng ngậm, như đã giải thích trong phần Các tư thế của răng và lưỡi. Tay chân duỗi thẳng và hoàn toàn thả lỏng. Ý tự nhủ quên hết chân, tay, thân mình. Mắt nhắm, trong ý nhìn thẳng từ giữa trung tâm hai chân mày tới phía trước, rồi tập trung chú ý tới cái rún. Khi tập pháp này, lúc nào cũng chú ý đến cái rún.
Pháp Luân Chiếu Minh bao gồm tổng cộng 78 hơi thở, được chia làm 12 hiệp. Hiệp thứ nhất là 12 hơi liên tục; hiệp thứ hai là 11 hơi liên tục, hiệp thứ ba là 10 hơi liên tục, v.v., hiệp cuối cùng là 1 hơi. Một hơi là một chu kỳ từ vị trí bình thường đến xẹp bụng tối đa, đến hít vô đến tối đa, và trở lại vị trí bình thường. Luôn luôn thả hơi thở tự nhiên để hơi ra vào nơi bụng, không phải bằng lồng ngực. Hơi thở phải từ từ vừa phải; nếu nhanh quá sẽ kém hiệu quả, nếu chậm quá sẽ dễ ngủ quên.
Cách thực hiện hết 78 hơi và tự đếm hơi thở như sau:
Sau khi nằm ngay ngắn, chấn chỉnh tầm mắt và thả lỏng toàn thân, hành giả bắt đầu bằng cách từ từ thở ra bằng mũi cho hết hơi xẹp bụng, rồi từ từ hít vô đến khi hết hít vô được thì từ từ thở ra cho bụng trở lại bình thường - đó là hết một hơi - trong ý thầm đếm '1'. Xong tiếp tục thở hơi thứ 2, cuối hơi thầm đếm '2'; thở tiếp hơi thứ 3, cuối hơi thầm đếm '3'; v.v., cho đến hết hiệp đầu tiên (12 hơi).
Cuối hiệp đầu tiên, nghĩ vài giây đồng hồ, rồi tiếp tục thở hiệp thứ hai (11 hơi thở). Cuối hiệp thứ hai cũng nghĩ vài giây trước khi làm tiếp hiệp thứ ba, v.v., cho đến hiệp cuối cùng (là 1 hơi).

    
(a) Thở ra xẹp bụng.       (b) Hít vô phình bụng

Giải thích về Pháp Luân Chiếu Minh
Pháp Luân Chiếu Minh là pháp của Đức Quan Thế Âm chỉ dạy trực tiếp cho Thiền Sư Lương Sĩ Hằng khi Ngài mới tu tập với Đức Tổ Sư, để tập hít thở bằng bụng.
Không được thở liên một hồi 78 hơi mà phải chia ra 12 hiệp như vậy, là để giải tỏa một giáp vọng động. Sau 12 hơi, nghĩ một chút, sau 11 hơi, nghĩ một chút, v.v.. để dần dần giải tỏa đi đến số 0.
Mắt phải nhìn thẳng nhưng ý nghĩ đến cái rún, vì Tứ Hải Quy Gia, là cái Vía trụ ở đó để cai quản một trường sinh hoạt của Tiểu Thiên Địa. Chú ý ở đó để dễ trụ và xuất ở tương lai.


Xả Thiền
Trong giai đoạn sáu tháng đầu, hành giả thực hành pháp này sau khi Soi Hồn. Sau giai đoạn sáu tháng, hành giả thực hành pháp này sau khi xong phần Thiền Định, để chấm dứt buổi công phu. Xả Thiền bao gồm những động tác như sau:
Bước 1: Hai tay từ từ đưa lên trên đầu. Hai lòng bàn tay đặt úp lên trên đỉnh đầu để hồi điển trở lại bản thể.
    
Bước 2: Vuốt vòng từ đầu xuống theo vành tai. Vuốt trái tai xuống. Vuốt mặt như vậy 3 lần.
            
Bước 3 - Xoa bóp hai cánh tay: chà xát hai bàn tay cho ấm, dùng một bàn tay bóp và vuốt tay kia từ bả vai xuống cánh tay, đến cổ tay thì nắm và vuốt ra khỏi các đầu ngón tay. Đổi tay và lại y như vậy cho cánh tay kia. Làm như vậy 3 lần.
        
Bước 4 - Xoa bóp hai chân: cũng chà xát hai bàn tay cho ấm, dùng hai bàn tay bóp và vuốt hai chân, từ háng xuống đùi và bàn chân. Lập lại y như vậy cho chân kia. Làm như vậy 3 lần.
Bước 5: Cuối cùng, chà mạnh 2 lòng bàn chân vào nhau, 50 lần.
                
(Bước 5)(Động tác bấm huyệt khi bị tê chân)
... đọc thêm>>

Giải thích về Xả Thiền
Trong thời gian 6 tháng đầu, hành giả chỉ cần thực hành hai bước 1 và 2 ở trên (sau khi Soi Hồn và trước khi làm Chiếu Minh).
Động tác xả thiền như trên là để quy nguyên luồng điển của hành giả trở về bộ đầu và trở vô cơ thể.
Xoa bóp tay chân là để làm cho cơ thể điều hòa, thần kinh xoa dịu. (Nhớ là nếu chân bị tê thì dùng ngón tay cái bấm huyết tê nơi móng ngón chân cái và bẻ quặp xuống. Không nên vội đứng dậy bước đi khi chân còn tê.)

05- Những Pháp Thực Hành Sau Sáu Tháng Đầu

Sau giai đoạn sáu tháng đầu tu tập với chủ yếu là Soi Hồn và Pháp Luân Chiếu Minh, hành giả có thể bước vào thực hành đầy đủ các pháp, đó là: NguyệnSoi HồnPháp Luân Thường ChuyểnThiền Định và Xả Thiền (theo thứ tự đó).
Ba pháp Soi HồnPháp Luân Thường Chuyển, và Thiền Định là ba pháp chính của pháp môn Vô Vi.
Tuy nhiên, hành giả vẫn nên tiếp tục thực hành Pháp Luân Chiếu Minh thường xuyên để hổ trợ cho bộ ruột và giúp khôi phục lại phần điển năng phải tiêu hao hằng ngày cho cuộc sống.
(Bấm vào một trong các đề tài trên để đọc thêm.)
-------------------------

Pháp Luân Thường Chuyển
Pháp Luân Thường Chuyển bao gồm ít nhất là 6 hơi thở, nhiều nhất là 12 hơi, tùy theo khả năng của hành giả. Cũng giống như trong Pháp Luân Chiếu Minh, định nghĩa của một hơi thở là: một chu kỳ từ vị trí bụng tự nhiên, đến thở ra hết hơi xẹp bụng, đến hít vô tối đa đầy bụng, đến thở ra và trở lại bình thường. Lúc nào cũng thở bằng mũi, khoan thai, liên tục, nhịp nhàng, sâu sắc, và không gián đoạn. Tránh dẫn tư tưởng theo hơi thở.
Sau khi Soi Hồn xong, hành tiếp Pháp Luân Thường Chuyển như sau:
  • Vẫn trong tư thế ngồi, từ từ hạ hai tay xuống khép sát vào hông sườn, hai lòng bàn tay úp xuống để trên đùi. Ngồi trong tư thế như đã mô tả trong phần Cách ngồi, mắt nhắm và nhìn thẳng từ giữa trung tâm hai chân mày ra phía trước, ý tập trung trên đỉnh đầu.
  • Từ từ thở ra bằng mũi, bắt đầu hơi thứ nhất. Khi đến hết hơi xẹp bụng, dùng ý thầm ra lệnh: 'đầy rún, đầy ngực, tung lên bộ đầu'. Tiếp tục từ từ hít vào. Khi không còn hít vào được nữa, liền từ từ thở ra, xẹp bụng trở lại bình thường. Đó là một hơi.
  • Tiếp tục như vậy cho hơi thứ hai, rồi hơi thứ ba, v.v. Ít nhất là 6 hơi, nhiều nhất là 12 hơi.

    •     
      (a) Thở ra xẹp bụng.       (b) Hít vô phình bụng
      ... đọc thêm>>

      Giải thích về Pháp Luân Thường Chuyển
      Thiền Sư Lương Sĩ Hằng đã giải thích như sau:
      Pháp Luân Thường Chuyển là pháp đả thông tất cả kinh mạch bên trong thì huệ tâm mới khai, mới hòa tan với càn khôn vũ trụ, hồi quang phản chiếu. Hành giả mới thấy nguyên năng bên trong và thấy rõ nguyên lai bổn tánh của chính mình.
      Khi hít hơi vào, cái ý phải ra lệnh: `đầy rún, đầy ngực, tung lên bộ đầu'. Khi đầy rún, thì bụng phình ra, đầy ngực, tung lên bộ đầu cũng bụng vẫn phình ra. Chỉ lúc bắt đầu thở ra, bụng mới từ từ xẹp xuống. Thở ra phải thở xẹp hết. Không còn giữ hơi ở trong bụng. Xẹp lép! Tại sao phải thở xẹp bụng? Khi hành giả thở xẹp là ép cái thận, trược điển được lọc, sẽ đi ra đường tiểu tiện. Ép hết rồi, mới hít từ từ vào trở lại...

      Thiền Định
      Sau khi thực hành Pháp Luân Thường Chuyển xong, hành giả thực hành tiếp pháp Thiền Ðịnh như sau.
      • Cách ngồi và để tay như lúc làm Pháp Luân Thường Chuyển.
      • Nhớ là đầu vẫn giữ thẳng, rút cằm vô một chút, co lưỡi, răng kề răng, hai tay khép sát vào hông sườn, hai lòng bàn tay úp xuống để trên đùi, mắt nhắm, và ý nhìn từ giữa trung tâm hai chân mày tới trước. Xem lại phần Cách ngồi, nếu cần. (Nếu đã tu lâu, có điển, có thể ngồi bắt ấn Tam Muội.)
      • Tập trung trí ý lên đỉnh đầu, ý thầm nguyện xuất hồn lên đảnh lễ Phật. Chỉ chú tâm lên xoáy óc một chút thôi, rồi sau đó nhìn thẳng trung tâm giữa hai chân mày lâu chừng nào tốt chừng nấy, ý chí thả lỏng, tâm phẳng lặng và ý dỗ cho ngủ. Ngồi như thế càng lâu càng tốt.
      • Khi thiền định, nếu ngứa mình, tê chân hay có ý động loạn thì chỉ niệm Nam Mô A Di Đà Phật ngay trung tim bộ đầu.

      (a) Người mới tu để tay lên đùi(b) Người tu lâu có thể bắt ấn Tam Muội
      ... đọc thêm>>

      Giải thích về Thiền Định
      Thiền Sư Lương Sĩ Hằng đã giải thích như sau:
      Thiền là cho phẳng lặng tất cả mọi sự việc và sự thanh hướng về thanh, trược lắng về trược. Thanh là chấn động lực của bộ đầu, phải thả lỏng cho nó phóng lên tới vô cùng tận và trược tự nó phải lắng trong. Trong khi Thiền Định, ngứa mình chỉ nên niệm Phật, tê chân cũng chỉ niệm Phật. Ngứa và tê nó tạo cái dâm tánh, tạo cái dâm tánh thì trở về trược. Trược rồi thì nó ác, ác trược là vậy. Còn người thiền lâu có thể bắt ấn tam muội. Ngồi Thiền Định càng lâu càng tốt, trong lúc ngồi, những vị bộ đầu rút nhẹ có thể ngủ ngồi. Bộ đầu càng rút nhẹ chừng nào thì ta càng dễ đi vào giấc ngủ mê chừng đó, trong mê có tỉnh. Ngồi đây nhưng ai nói gì cũng nghe, cái đàng trước mắt chúng ta, ngay trung tâm chân mày, cái gì chúng ta cũng thấy. Nhưng cảnh bên trên chúng ta thấy rõ rệt. Ngồi đúng thì mặt mày thấy vui tươi, ngồi không đúng thì mặt mày thấy buồn bực. Còn ngồi thiền mà quậy qua quậy lại, đó là tà khí chưa dang hay là tà khí xâm nhập, pháp luân chưa đúng chiều, đi ngược chiều. Chấn động khối thần kinh cho nên cựa quậy. Những cái đó phải ngừng ngay và thực hành chiếu minh cho nhiều, cho nó khai thông những huyệt kinh trong thể xác. Nó dẫn giải tất cả tà khí, trược khí trong thể xác, nhiên hậu nó ngồi yên tĩnh thiền định được... Lúc ngồi thanh tịnh ngay ngắn, thừa tiếp thanh điển bên trên để đi học. Lúc về thì nó nặng đầu, nó làm lắc cái đầu thì chúng ta bắt đầu xả thiền.
      Ấn Tam Muội: Người tu lâu, có điển, trong lúc ngồi tập Pháp Luân Thường Chuyển hay Thiền Định tự động rút hai bàn tay lại để ở giữa thay vì ở hai bên đùi. Cách bắt ấn Tam Muội này chỉ dành cho người tu đã lâu.

             

Thứ Ba, 23 tháng 1, 2018

06 - Mười Điều Thực Hành Tâm Đạo






Mười Điều Thực Hành Tâm Đạo


         Điều 1: Nhịn Nhục và Cần Mẫn
        “Nhịn nhục”, là mình phải mở tâm, nhường cho tất cả mọi người; và cần kiệm, mẫn cán, làm việc siêng năng, không chán nản.

        Điều 2: Dứt Khoát Thất Tình Lục Dục
         Không nghĩ đến sự động loạn gia cang. Nếu chúng ta dứt khoát Thất Tình Lục Dục, nhiên hậu chúng ta mới có thể cứu được Cửu Huyền Thất Tổ. Nếu hướng một, bỏ hai, là tu hoài không tiến. Chúng ta hướng thẳng về tâm Phật, tâm Thượng Đế, lớn rộng, đại gia đình, vì chúng sanh. Lúc nào cũng vui vẻ, giải tỏa những sự phiền muộn lôi cuốn trong Ngũ Tạng và Lục Phủ của chúng ta.

         Điều 3: Tha Thứ và Thương Yêu
         Bất cứ một ai phạm lỗi đến chúng ta, chúng ta phải giàu lòng tha thứ và thương yêu. Vì sao? Vì hồn ta bất diệt, thì hồn người bất diệt. Chúng ta phải thấy rằng “Ðồng chung huynh đệ, mở thức công bằng, thương yêu và tha thứ”. Lắm lúc chúng ta làm sai, cũng mong được người tha thứ. Vậy, người làm sai, có mong chúng ta tha thứ không? Chúng ta nên tha thứ và xây dựng.

        Điều 4: Nuôi Dưỡng Tinh Thần Phục Vụ Tối Đa
         Bất cứ việc gì chúng ta làm, phải làm cho tận tình; nghiên cứu, nghiên cứu tới đích. Vì thức của phần Hồn là vô cùng, không phải ngừng tại chỗ, luôn luôn tiến hóa, thì chúng ta phải làm việc vô cùng. Chúng ta đang mang xác phàm, là đang làm việc đây, không có giờ ngừng nghỉ; thể hiện trong trí óc của chúng ta. Về tình Ðời: Tham, Sân, Si, Hỉ, Nộ, Ái, Ố, Dục, liên tục xuất hiện trong tâm thức của chúng ta. Còn về tâm Ðạo, chúng ta có ý niệm và thấy rõ Nguồn cội; chúng ta nghĩ luôn luôn hướng về con đường trở về Nguồn cội, thì lúc nào chúng ta cũng không rảnh rỗi, và chúng ta đang ở trong chu trình tiến hóa đi lên và trở về với căn bản Thanh Tịnh ở Bên Trên.
         Lúc giáng trần, thanh tịnh, bị rớt xuống thế gian, động loạn, cũng không khác gì con người rớt xuống giếng, thì phải bình tĩnh, mới lần lần leo lên mặt giếng được. Thì cái đi về nó khó hơn đi xuống. Xuống, chỉ nhảy xuống mà thôi. Về, thì phải khó hơn. Lấy cái gì chứng minh? Chúng ta, lúc còn trẻ, trẻ thơ, thì đem cái Không đến đây thôi; mà bây giờ động loạn, nói tới cái gì thì tranh chấp cái nấy, bàn cãi cái nấy! Động loạn, càng động loạn thêm! Cho nên, chúng ta dứt khoát để trở về căn bản lúc chúng ta giáng lâm là Không, vô tư, lúc nào cũng vui vẻ, và lấy cái từ điển hòa với tất cả mọi người. Ở thế gian này không có đứa bé nào mà không có người thương, mến. Chúng ta phải trở về với căn bản đó, mong ra cứu vớt được cho chính mình, và ảnh hưởng cho những người kế tiếp.

        Điều 5: Bố Thí và Vị Tha
         Lúc nào chúng ta cũng lo Tu để gom điển, sự thanh tịnh của chúng ta, và ban rải những chơn lý cho tất cả mọi người, để họ thấy rõ đường đi, kêu bằng “Bố Thí.” Và “Vị Tha,” lúc nào xác phàm này gặp gì trở ngại của thế gian, chúng ta phải tận tình giúp đỡ với khả năng sẵn có của chính ta.


        Điều 6: Đối Đãi Thực Tâm và Lễ Độ
         Lúc nào chúng ta đối đãi với bạn đạo, với nhơn loại, đều luôn luôn thực tâm. Không cần phải dối trá; không cần phải dấu diếm; không cần phải láo xược. Chúng ta giữ bình tâm, nói thẳng như vậy, là đúng theo Thiên Ý. Và lễ độ.

         Điều 7: Sống Tạm Để Cứu Đời, Không Phải Để Hưởng Thụ
         Chúng ta đã ý thức được cái xác này cấu trúc bởi siêu nhiên mà có, thì chúng ta sống đây trong Ðịnh Luật Sanh Lão Bệnh Tử và Khổ, chỉ tạm mà thôi, chớ không phải để hưởng thụ. Nếu chúng ta hưởng thụ được, thì chúng ta đâu có còn phải bỏ xác? Một ngày nào, chúng ta thấy rõ, phải bỏ xác ra đi. Vậy chớ chúng ta đi bằng cái gì? Đi bằng cái Hồn. Cho nên, ngày hôm nay chúng ta lo Tu, nuôi dưỡng cái Hồn để thăng hoa. Còn cái xác là tạm mà thôi nhưng mà xác có phương tiện để cứu Ðời; chớ không phải ở đây hưởng thụ. Hưởng thụ là tự sát đó thôi.

         Điều 8: Giữ Tâm Thanh Tịnh, Bất Cứ Trường Hợp Nào Xảy Đến
         Lúc nào chúng ta cũng giữ sự thanh tịnh, phẳng lặng. Mọi sự ồn ồn, ào ào, rồi nó sẽ trở về Không; đâu sẽ vào đấy; chúng ta cứ giữ như vậy; rốt cuộc rồi sẽ giải quyết xong. Các bạn thấy rõ: mưa, gió, bão bùng, nguy hiểm; rốt cuộc rồi đâu cũng vào đấy! Chuyện Ðại Sự mà cho chúng ta thấy rõ, là dìu dắt tâm thức của chúng ta tiến hóa mà thôi.

         Điều 9: Quên Mình, Trì Niệm Lục Tự
         Chúng ta luôn luôn nhớ niệm NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT để cho Thượng, Trung, Hạ quy nhứt, và Thức Hòa Đồng càng ngày càng mở rộng trong thanh nhẹ từ ái. Đó là nguyên lý của Nam Mô A Di Đà Phật hòa hợp với Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ của cả Càn Khôn, Vũ Trụ hiện tại.

        Điều 10: Hòa Tan Trong Khổ, Mưu Cầu Sớm Thức Tâm
         Chúng ta phải hòa tan trong sự khổ hiện tại. Thiếu thốn các phương tiện, đó là khổ. Nhưng mà chúng ta chấp nhận, thì không còn sự thiếu thốn nữa, kêu bằng 'Hòa tan trong khổ', là chấp nhận. 'Mưu cầu sớm thức tâm’: càng ngày càng hiểu được nguyên lý - sống đơn giản cũng sống tại quả địa cầu; sống phức tạp, cũng sống tại quả địa cầu này. Nhưng mà người Tu mới có cơ hội hiểu được điều này, và thức tâm, thấy rằng: Đời là tạm; Đời là bãi trường thi; chúng ta đến đây học, rồi chúng ta phải ra đi, chớ không có ai vĩnh viễn ở thế gian được.
         Cho nên, muốn tu trở nên một vị Bồ Tát, phải nuôi dưỡng Mười Ðiều này, và thực hành hằng ngày, hằng giờ, hằng phút, hằng khắc của chính chúng ta. Và chúng ta sẽ trở nên một món quà quý cho xã hội ở tương lai. Trong thời gian các bạn thực hành ở đây, rồi tương lai các bạn sẽ đi các nơi ảnh hưởng những người khác, không ngoài sự thực hành; nếu thiếu thực hành là không có kết quả.

         Thành thật cảm ơn sự lưu ý của các bạn.
          Lương Sĩ Hằng - Thiền viện Vĩ Kiên.


Thứ Hai, 22 tháng 1, 2018

07- Những Pháp Phụ

Bên cạnh những pháp chính, và tùy theo khả năng, hành giả nên thực hiện thêm những pháp phụ nhưng rất quan trọng và hữu ích trong việc sửa tánh và hổ trợ cho tâm thân, đó là: Niệm PhậtThể Dục Trợ LuânLạy Kiếng Vô ViNiệm Bát NhãMật Niệm Bát ChánhKiểm Điểm Đời Đạo, và Chưởng Hưởng Dưỡng Khí.
(Bấm vào một trong các đề tài trên để đọc thêm.)
---------------------

Niệm Phật
Pháp này còn được gọi là 'Niệm Lục Tự Di Đà'. Cách ngồi và tư thế của răng và lưỡi giống như đã trình bày trong phần Cách ngồi và Các tư thế của răng và lưỡi.
Lúc đầu tập niệm, từ từ thầm niệm từng chữ một, Nam Mô A Di Đà Phật, cốt ý là chấn động lực về phía sau của mỗi chữ, tức là chú ý đến âm hưởng chấn động lực (âm ngân vang) cuối cùng của mỗi chữ, chuyển chạy về chổ các luân xa tương ứng trên cơ thể. Nhắm mắt, miệng ngậm, co lưỡi, răng kề răng, chúng ta dùng Ý thầm niệm:
  • Nam: Khi Ý thầm niệm chữ NAM, chú ý tập trung ngay trung tâm chưng mày.
  • : Khi Ý thầm niệm chữ MÔ, chú ý tập trung ngay trung tâm bộ đầu.
  • A: Khi Ý thầm niệm chữ A, chú ý thầm niệm ngay trung tâm hai trái cật đàng sau lưng.
  • Di: Khi Ý thầm niệm chữ DI, chú ý tập trung ngay trước giữa ngực, đó là nơi phát hiện chữ VẠN.
  • Đà: Khi Ý thầm niệm chữ ĐÀ, là ánh sáng chung quanh, tất cả lỗ chân lông phát quang trong thanh tịnh và sang suốt.
  • Phật: Khi Ý thầm niệm chữ PHẬT, chú ý tập trung về ngay nơi Rún.
    • Trong khi niệm, nếu có nước miếng ra đầy, thì quay mặt sang bên trái, rồi nuốt xuống. Dần dần nước miếng sẽ ngọt và trở thành một vị thuốc, giúp ích cho cơ thể.
      ... đọc thêm>>
      Giải thích về Niệm Phật
      Niệm Nam Mô A Di Ðà Phật là để cho chấn động lực chuyển chạy toàn thân, giúp khai thông ngũ tạng ngũ kinh và để khai mở phần Ðiển Tâm trên bộ đầu.
      Luôn luôn dùng ý niệm, không niệm ra âm thanh để tránh khẩu khai thần khí tán. Nên niệm từ từ, chậm rải, chú ý vào chấn động ở đằng sau của mỗi chữ.
      Xin xem thêm phần giải thích đầy đủ hơn ở đây, và video phía bên phải do chính thiền sư Lương Sĩ Hằng dẫn giải.


Thể Dục Trợ Luân
Đứng thẳng, lưng thẳng. Hai chân dang ra bằng khoảng cách với chiều ngang của hai vai. Tay thả lỏng. Co lưỡi, răng kề răng, miệng ngậm. Đầu ngón chân co lại, bám trên mặt đất.
Cánh tay duỗi thẳng, từ từ đưa hai tay song song ra phía trước một cách nhẹ nhàng khoảng 30 độ, rồi vẫy bật cổ tay cho hai bàn tay cong lên trên, ngón tay hướng về trước, cánh tay vẫn duỗi thẳng. Rồi từ từ thả hai cánh tay xuống và kéo song song ra phía sau cho hết mức, rồi vẫy cụp bàn tay lên, lòng bàn tay hướng lên trên.
Mỗi lần làm ít nhất 15 phút. Người nào không có đồng hồ có thể đếm 300 cái cho một lần tập. (Khi đưa hai tay ra sau rồi vẫy cụp lòng bàn tay lên là một cái). Làm nhẹ và chậm chừng nào tốt chừng ấy. Hơi thở vẫn bình thường. Nhớ là đưa lên nhẹ nhẹ rồi mới kéo xuống cho thiệt hết, đằng sau phải đưa lên hết.

                
... đọc thêm>>

Giải thích về Thể Dục Trợ Luân
Thiền Sư Lương Sĩ Hằng đã giải thích như sau:
Bàn tay thì phải bật lên. Đưa tay lên ra phía sau để kích động huyệt cổ tay, nó liên hệ tới óc. Hai bàn tay phải bật lên và bật ra đàng sau để cho cái đầu ổn định. Mấy ngón chân cũng chạy lên óc. Chú ý rút hậu môn (con trê) lên mỗi khi đưa tay ra phía sau.
Nên nhớ môn thể dục này phải được thực hành một cách khoan thai, chậm rãi và nhẹ nhàng.
Tại sao cái gì của Vô Vi cũng kêu từ từ? Là để con người học cái nhẫn mà thôi. Chúng ta giáng trần nhiều kiếp, chỉ học có chữ nhẫn mà tới nay chưa xong. Tu cũng muốn mau và cái gì cũng muốn mau hết, mất cái chữ nhẫn. Có mau đi nữa mà thiếu cái sáng suốt thì làm được việc gì. Chúng ta vạn sự phải tự tu, khai triển trong thanh tịnh. Thể Dục Trợ Luân hỗ trợ cho việc điều trị áp huyết cao, dư máu và bịnh trĩ.


Pháp Luân Chiếu Minh
Trong giai đoạn sáu tháng đầu, hành giả thực hành pháp này sau khi làm xong phần Xả Thiền, hay bất cứ lúc nào rảnh rỗi và bụng trống, ít nhất là 2 tiếng đồng hồ sau bửa ăn. Công dụng về sức khỏe của Pháp Luân Chiếu Minh là để thanh lọc và làm điều hòa bộ ruột.
Nằm ngửa trên giường hay sàn nhà có trải ra hay chiếu, đầu thẳng, lưỡi co, răng kề răng, miệng ngậm, như đã giải thích trong phần Các tư thế của răng và lưỡi. Tay chân duỗi thẳng và hoàn toàn thả lỏng. Ý tự nhủ quên hết chân, tay, thân mình. Mắt nhắm, trong ý nhìn thẳng từ giữa trung tâm hai chân mày tới phía trước, rồi tập trung chú ý tới cái rún. Khi tập pháp này, lúc nào cũng chú ý đến cái rún.
Pháp Luân Chiếu Minh bao gồm tổng cộng 78 hơi thở, được chia làm 12 hiệp. Hiệp thứ nhất là 12 hơi liên tục; hiệp thứ hai là 11 hơi liên tục, hiệp thứ ba là 10 hơi liên tục, v.v., hiệp cuối cùng là 1 hơi. Một hơi là một chu kỳ từ vị trí bình thường đến xẹp bụng tối đa, đến hít vô đến tối đa, và trở lại vị trí bình thường. Luôn luôn thả hơi thở tự nhiên để hơi ra vào nơi bụng, không phải bằng lồng ngực. Hơi thở phải từ từ vừa phải; nếu nhanh quá sẽ kém hiệu quả, nếu chậm quá sẽ dễ ngủ quên.
Cách thực hiện hết 78 hơi và tự đếm hơi thở như sau:
Sau khi nằm ngay ngắn, chấn chỉnh tầm mắt và thả lỏng toàn thân, hành giả bắt đầu bằng cách từ từ thở ra bằng mũi cho hết hơi xẹp bụng, rồi từ từ hít vô đến khi hết hít vô được thì từ từ thở ra cho bụng trở lại bình thường - đó là hết một hơi - trong ý thầm đếm '1'. Xong tiếp tục thở hơi thứ 2, cuối hơi thầm đếm '2'; thở tiếp hơi thứ 3, cuối hơi thầm đếm '3'; v.v., cho đến hết hiệp đầu tiên (12 hơi).
Cuối hiệp đầu tiên, nghĩ vài giây đồng hồ, rồi tiếp tục thở hiệp thứ hai (11 hơi thở). Cuối hiệp thứ hai cũng nghĩ vài giây trước khi làm tiếp hiệp thứ ba, v.v., cho đến hiệp cuối cùng (là 1 hơi).

    
(a) Thở ra xẹp bụng.       (b) Hít vô phình bụng

Giải thích về Pháp Luân Chiếu Minh
Pháp Luân Chiếu Minh là pháp của Đức Quan Thế Âm chỉ dạy trực tiếp cho Thiền Sư Lương Sĩ Hằng khi Ngài mới tu tập với Đức Tổ Sư, để tập hít thở bằng bụng.
Không được thở liên một hồi 78 hơi mà phải chia ra 12 hiệp như vậy, là để giải tỏa một giáp vọng động. Sau 12 hơi, nghĩ một chút, sau 11 hơi, nghĩ một chút, v.v.. để dần dần giải tỏa đi đến số 0.
Mắt phải nhìn thẳng nhưng ý nghĩ đến cái rún, vì Tứ Hải Quy Gia, là cái Vía trụ ở đó để cai quản một trường sinh hoạt của Tiểu Thiên Địa. Chú ý ở đó để dễ trụ và xuất ở tương lai.


Lạy Kiếng Vô Vi

Đứng thẳng trước kính Vô Vi. Nếu nhà không có kính Vô Vi thì quay về hướng Nam bắt đầu lạy. Trong lúc lạy, co lưỡi, răng kề răng, miệng ngậm, niệm Phật trên đỉnh đầu. Tiếp tục niệm Phật và lạy. Mỗi lần tập 50 lạy như vậy. Hơi thở bình thường.
Chu kỳ một lạy là: Tay chắp -- Đưa cao lên khỏi đầu -- Khom người lạy -- Đầu gối, ngón tay, đầu chạm đất.

     
... đọc thêm>>

Giải thích về Lạy Kiếng Vô Vi
Lạy kiếng, trước hết là giúp cho sức khỏe của cơ tạng.
Về điển giới, Thiền Sư Lương Sĩ Hằng đã giải thích như sau:
... Nếu mà các bạn trược, thì các bạn không thấy cái gì, cũng xá mà thấy cái phàm ngã của bạn mà thôi. Khi cái tâm các bạn nhẹ rồi các bạn xá thấy sự thanh cao, thấy Tiên Phật, thấy cảnh trời, trong một nháy mắt là thấy hết trọi rồi. Cho nên cái kiếng Vô Vi rất huyền diệu cho người tu học trong thực hành mà kiểm chứng mỗi kỳ, mỗi buổi sáng. Nhiều khi các bạn làm sái quấy trong đêm, sáng đứng trước kiếng các bạn sợ, tự động các bạn sợ nhìn mặt thằng này nó sa sút quá! tự mình sợ, sa sút rồi sẽ đi đâu, mình sợ! Cho nên cái sợ đó nó tạo cái ăn năn, rồi về, mình mới ăn năn, mình mới lo tu nữa. Cái kiếng đó nó nhắc hằng ngày nếu các bạn biết sử dụng nó, chớ đừng cho cái kiếng đó là một vị Thánh gác cửa hay là một vị Thần giữ cửa...

Cách Thượng Kiếng Vô Vi
Kính Vô Vi là biểu trưng cho thanh quang của càn khôn vũ trụ và cũng là biểu trưng cho lòng trung nghĩa.
Cách tốt là thượng kính Vô Vi trong phòng khách, hướng về cửa ra vào hay cửa sổ, nơi sáng sủa, khang trang, có nhiều ánh sáng chiếu vào. Kính nên dùng hình bán nguyệt (nửa hình tròn) vì hình bán nguyệt nhận ánh sáng mặt trăng dịu hơn. Ban ngày thì nhận ánh sáng mặt trời.
Chọn ngày mùng một hay ngày thứ mười lăm (ngày rằm) trong tháng âm lịch để thượng kính.
Kính Vô Vi khi gắn lên tường phải phủ vải đỏ cho đến khi làm lễ thượng kính.
Khi dâng hoa và ngũ quả (năm loại trái cây tượng trưng cho ngũ tạng) thì dùng hoa màu trắng (tượng trưng cho huệ linh) đặt phía bên trái (từ ngoài nhìn vào kiếng). Đức Thầy có dạy phía bên trái mạnh hơn, ngũ quả thì đặt ngay chính giữa. Nếu làm ăn buôn bán thì nhớ dâng hoa mỗi ngày, còn không vào mồng một hay rằm thì dâng hoa và ngũ quả.
Đúng 12 giờ trưa, gia chủ đứng trước kính, chắp tay trước ngực và nguyện 3 lần: Xin Đức Quan Thánh Đế Quân hộ độ cho gia cang chúng con được bình an, tu hành tinh tấn.
Rồi ngồi trước kính trong tư thế thiền và tập trung ý trí lên trung tâm bộ đầu thầm niệm Nam Mô A Di Đà Phật liên tục từ năm tới mười phút. Xong rồi xá 3 lần.
Mỗi nhà chỉ nên thượng một kính Vô Vi thôi. Nếu bạn nào đã thượng kính rồi mà không phải hình bán nguyệt thì cứ giữ kính cũ.
Trường hợp nếu kính Vô Vi bị vàng ố, đó là Bên Trên đã rước bớt một phần nạn cho chúng ta và chúng ta nên thay một kính Vô Vi mới. Khi thay, thầm nguyện trên đỉnh đầu: (1) Xin mời quý vị chuyển qua kính mới. (2) Xin Đức Quan Thánh Đế Quân hộ độ cho gia cang chúng con được bình an, tu hành tinh tấn (nguyện 3 lần).
Kính cũ có thể dùng để soi mặt hoặc bỏ đi cũng không sao. Có thể mời thêm bạn đạo đến chung thiền để tăng thêm lòng thành kính và niềm tin.
Mỗi buổi sáng trước khi rời khỏi nhà hay buổi chiều khi trở về, hành giả đứng trước kính Vô Vi, chắp tay trước ngực, thầm niệm trên đỉnh đầu Nam Mô A Di Đà Phật 3 lần, rồi xá 3 cái.



Niệm Bát Nhã
Sau bữa ăn chúng ta nên thành tâm cầu nguyện cho vạn linh bằng cách tập trung ý chí trên đỉnh đầu, trong tư thế ngồi như đã giải thích trong phần Cách ngồi, bắt ấn Tam Muội và ý thầm niệm các câu sau đây:
Nam Mô Bát Nhã Ba La Mật Đa
Sắc Bất Dị Không Không Bất Dị Sắc
Thời Chiếu Kiến Ngũ Uẩn Giai Không
Thọ Tưởng Hành Thức Diệt Phục Như Thị
Độ Nhất Thiết Khổ Ách
Nam Mô A Di Đà Phật.
Niệm như vậy 3 lần, xong chắp tay xá, nghỉ.
... đọc thêm>>

Giải thích về Niệm Bát Nhã
Thiền Sư Lương Sĩ Hằng đã giải thích như sau:
Vì khi chúng ta ăn, nhờ vạn linh đóng góp cơ tạng mới được phát triển, thì luồng điển ấy chúng ta hướng tâm khi cầu nguyện, ý niệm chứ không nói ra miệng, luồng điển mới đi lên. Có điển trên bộ đầu, cao hơn, nhẹ hơn, để có cơ hội giải thoát vạn linh đồng tiến với chúng ta trong hòa đồng thanh nhẹ.
Nguyện sau buổi ăn là đồng lòng dẫn tiến, còn trước bữa ăn cầu nguyện là ỷ lại thôi chứ không làm gì được hết. Chúng ta gánh vác, giải tiến mới là chơn chánh. Trong ý niệm Nam Mô Bát Nhã Ba La Mật Đa là chuyển chạy và rút liền lên khối óc, tiến hóa đi lên. Nam Mô Bát Nhã Ba La Mật Đa, Sắc Bắt Dị Không, Không Bất Dị Sắc — Đồng đẳng như nhau, sắc cũng là không không cũng là sắc. Thời Chiếu Kiến Ngũ Uẩn Giai Không — Bộ đầu chúng ta không còn nữa mới dẫn tiến lên khối thanh nhẹ, vạn linh đồng tiến ngũ uẩn giai không. Thọ Tưởng Hình Thức Diệt Phục Như Thị — Tất cả đều đồng tu như chính phần hồn đang tiến hóa. Độ Nhất Thiết Khổ Ách, là khi chúng ta co lưỡi răng kề răng, Đông Nam Tây Nam Đông Bắc Tây Bắc, luồng điển đều chuyển chạy, chúng ta cảm thấy nước miếng trong miệng ngọt, niệm như vậy thì mới dẫn tiến được vạn linh trong cơ thể đồng tiến, tất cả mới vượt khỏi sự trần trược khổ ách, nội tâm mới thanh nhẹ

Bên cạnh những pháp chính, và tùy theo khả năng, hành giả nên thực hiện thêm những pháp phụ nhưng rất quan trọng và hữu ích trong việc sửa tánh và hổ trợ cho tâm thân, đó là: Niệm PhậtThể Dục Trợ LuânLạy Kiếng Vô ViNiệm Bát NhãMật Niệm Bát ChánhKiểm Điểm Đời Đạo, và Chưởng Hưởng Dưỡng Khí.
(Bấm vào một trong các đề tài trên để đọc thêm.)

Mật Niệm Bát Chánh
Pháp này dành cho những người đã tu lâu, có điển rút bộ đầu. Giờ thực hành: từ 6 giờ chiều đến 10 giờ tối.
Ngồi trong tư thế Thiền Ðịnh, (xem lại trong phần Cách ngồi nếu cần), hướng về phương Nam, đầu thẳng, rút cằm vô, co lưỡi, răng kề răng, mắt nhắm lại và ý nhìn từ giữa trung tâm hai chân mày tới trước, có thể bắt ấn Tam Muội.

 
Dùng ý niệm niệm Phật để điển chuyển chạy trên tám điểm như sau:

  • *Dùng ý niệm Phật, bắt đầu bằng chữ `Nam' ở đầu môi trên, rồi `Mô', `A', `Di', `Đà', đến cuối cùng chữ `Phật' nằm ở chót mũi. Đây là điểm thứ nhất.

  • *Tiếp tục dùng ý niệm sáu chữ đó từ chót mũi đến điểm thứ nhì là trung tim chân mày(còn gọi là huyệt Ấn Đường).

  • *Niệm tiếp, từ trung tim chân mày đến điểm thứ ba là giữa trán.

  • *Niệm tiếp, từ giữa trán đến điểm thứ tư là mỏ ác (huyệt Nê Hườn hay Thiên Môn), khỏi mí tóc,  khoảng 3 lóng tay từ chân tóc ở trán đi lên.

  • *Niệm tiếp, từ mỏ ác đến điểm thứ năm là đỉnh đầu (Hà Đào Thành).

  • *Niệm tiếp, từ đỉnh đầu đến điểm thứ sáu là huyệt Ngọc Chẩm (sau ót đối diện với Ấn Đường).

  • *Niệm tiếp, từ huyệt Ngọc Chẩm đến điểm thứ bảy là Huỳnh Đình. (Cách thức tìm huyệt: để lòng bàn tay qua vai, ngón tay giữa chạm xương sống, điểm đó là Huỳnh Đình. Điểm đó cũng có thể coi là Hiệp Tích, vì Hiệp Tích cũng tới điểm đó).

  • *Niệm tiếp, từ Huỳnh Đình đến điểm thứ tám là trung ương trái cật (huyệt Mạng Môn, ngang với rún).
Cứ ý niệm để điển chuyển chạy trên tám điểm như vậy 3 lần.
... đọc thêm>>

Giải thích về Mật Niệm Bát Chánh
Thiền Sư Lương Sĩ Hằng đã giải thích như sau:
Khi chúng ta tu có luồng điển rồi, ý niệm cảm thấy như có ngón tay chạy ngay đến chót mũi, như là ngón tay chỉ ngay cái huyệt, niệm tới chỗ nào nó chỉ ngay chỗ đó, chạy tới chỗ nào nó phải chỉ tới chỗ đó, rõ rệt vậy. Những người có điển niệm thấy nó chạy rõ ràng. Niệm càng lâu tám điểm càng rõ rệt và nó sáng choang ra, con người mới kiểm soát được ngày nay mình không có làm gì bậy bạ. Luồng điển thông thay vì luồng điển nghẹt là không được. Niệm tới hai ba chỗ nó ngưng, đó là nó nghẹt. Lo chuyện đời nhiều quá thì chúng ta nên bỏ, ăn năn sám hối và bỏ; niệm lại thì tự nhiên sẽ thông và sáng. Khi sáng rồi thì con người thanh nhẹ không nói bậy bạ được. Nói đâu cũng là triết lý để dẫn dắt đời tiến hóa.
Người tu chúng ta xuất hồn ra thế gian chỉ đi ở chỗ Ấn Đường này thôi, rồi đi học đạo tại Trung Thiên Thế Giới (giữa trán) rồi tới Bồng Lai (trên mí tóc), rồi tới Phật giới (đỉnh đầu), rồi chuyển ra đằng sau này là chỗ Huỳnh Đình trong cái Tiểu Thiên Địa, rồi tới thận thủy mới cảm minh cái khối kêu bằng thế gian, đại tự nhiên ở thế gian.
Sự kiểm soát này người có điển mới niệm được, còn người không có điển ngồi niệm không được, bấn loạn thêm thôi. Cho nên để dành riêng cho người có điển và cảm giác được phần điển chạy trong cơ thể mới cho nó chuyển chạy như vậy và lập lại trật tự.
Mỗi đêm chúng ta kiểm soát như vậy thì luồng điển không có bị lung lạc và không có hướng ngoại, để kiểm soát chắc chắn thành quả khai triển tâm linh của chính mình. Những người tu lâu niệm tới chỗ nào thì dường như có bóng đèn đỏ nó phải bật cháy sáng liền. Còn những người tu chưa đạt được kết quả cao thì chỉ cảm nhận nó chạy tê tê chút vậy thôi. Còn người thành đạo là phải thấy tám điểm đó nó phải có tám bóng đèn đỏ sáng bừng lên.
Không nên nghe những sự động loạn và không có kiểm chứng rõ rệt. Tôi muốn đem ra tất cả sự thật mà chính tôi lúc tu cũng thử thách ông Tư và tìm hiểu những cái gì sẵn có của Ngài. Và đến ngày hôm nay, tôi đã kiểm chứng từ giai đoạn một tôi đã đi tới, tôi cống hiến cho các bạn. Các bạn tiếp tục tu, kiểm chứng, và kiểm soát lấy các bạn. Tư tưởng nhiều khi bị lung lạc rồi nói bậy. Cho nên chúng ta phải kiểm chứng cho nó rõ rệt, từ giai đoạn một, chúng ta đã đến đó chưa. Không nên nói quá trớn rồi tạo lấy sự sai lầm.
Còn cái phần huệ giác bên trong có mở được chỉ ghi chép vô sách mà thôi, không nên phổ biến vì đó là mọi trình độ khác nhau. Mỗi người mở mỗi giới khác nhau, chỉ ghi vô cuốn sách đó thôi, lưu lại cho hậu thế. Và sau kết luận, chúng ta nói rằng tôi khám phá ra tôi như thế này, thì người khác họ sẽ tiếp tục giữ đúng 3 phương pháp này để học, khám phá nguyên căn và thấy nhiệm vụ của họ khác hơn. Mọi người chúng ta đều có nhiệm vụ tại thế chớ không phải không. Đừng tưởng lầm là tôi xuống đây tôi chơi, không có đâu. Xuống đây là có nhiệm vụ làm việc để lưu lại cuốn sách sinh lão bệnh tử khổ cho thế sanh, và thức tâm tùy theo hoàn cảnh, tùy theo trình độ khác nhau.



Kiểm Điểm Đời Đạo
Pháp này dành cho những người đã tu lâu, có điển rút bộ đầu. Giờ thực hành: từ 5 đến 6 giờ sáng.
Trong tư thế ngồi ngay thẳng, đầu thẳng, rút cằm vô, lưng thẳng, co lưỡi, răng kề răng, miệng ngậm, mắt nhắm lại và nhìn từ giữa trung tâm hai chân mày tới trước, ý tập trung trên đỉnh đầu, hai lòng bàn tay úp để trên đùi.
Ý tưởng kiểm điểm đời đạo: đến ngày nay có làm gì bậy không? có mích lòng ai không? rồi ra sân hít dưỡng khí một hơi từ trên óc xuống bụng luôn. Hít một lượt như vậy 3 lần, thì con người sẽ được khỏe lắm. Mỗi buổi sáng làm đều như vậy.
... đọc thêm>>

Giải thích về Kiểm Điểm Đời Đạo
Ta phải tự kiểm điểm để tự tiến tới, không cần so sánh với người khác. Dòm thấy bản mặt của mình, dòm thấy tâm thức của mình. Trầm lặng suy tư, thích hợp trong cái hòa điệu của Thượng Đế đang dẫn giải trong hơi thở của mình.

Chưởng Hưởng Dưỡng Khí
Dành cho những người đã tu lâu, có điển rút bộ đầu. Giờ thực hành: ngay sau khi hành Kiểm Điểm Đời Đạo, mỗi buổi sáng lúc 5, 6 giờ sáng.
Ra giữa trời, hướng nào cũng được, đầu thẳng, rút cằm vô, lưng thẳng, hai tay buông lỏng xuống, co lưỡi, răng kề răng, miệng ngậm, mắt nhắm lại, ý nhìn thẳng từ giữa trung tâm hai chân mày tới trước và tập trung nơi trung tâm bộ đầu, hít vào một hơi. Chúng ta dùng ý hít thanh điển từ Càn Khôn Vũ Trụ xuống, cộng với hơi thở trong lỗ mũi, hai cái là một.
Hít vào 3 lần như vậy là được rồi. Bộ óc sẽ được thanh nhẹ, mới thừa tiếp được cái phần điển ở bên trên.
Giải thích về Chưởng Hưởng Dưỡng Khí
Sau nầy, lâu ngày dài tháng rồi, chúng ta mới làm được cái Soi Hồn bằng ÝPháp Luân bằng Ý, làm cho cơ thể chuyển chạy. Đó là luồng điẻn bên trong cơ tạng chúng ta chuyển chạy.
Cho nên tôi đã nhắc các bạn mỗi buổi sáng đứng ra ngoài trời, chưởng dưỡng một chút thanh khí của càn khôn vũ trụ. Dùng trung tim bộ đầu và lỗ mũi hít một lượt, 3 lần như vậy để tập quen và tương lai chúng ta dùng ý chuyển điển, dùng ý để hít, để khai thông ngũ tạng của chúng ta. Cho nên nó có giờ giấc. Khi mà trung tim bộ đầu cảm ứng được điều này thì luôn luôn các bạn làm việc tứ thời: 6 giờ sáng, 12 giờ trưa, 6 giờ chiều, giờ tý ban đêm, là ngay chỗ đó nó có mát lạnh và chuyển chạy. Cho đến lúc chúng ta làm Pháp luân Thường Chuyển bằng ý, vừa chuyển ý tôi muốn: 'đầy rún, đầy ngực, tung lên bộ đầu' thì tự nhiên nó chuyển và nó qui hội lên trung tim bộ đầu. Qui hội lên trung tim bộ đầu để chi? Ðể học đạo, hòa với thanh giới, rồi nó mới đi tới sáng suốt, tạo cái Hào Quang tự vệ, tự tiến.
Xin xem thêm video phía bên phải do chính thiền sư Lương Sĩ Hằng dẫn giải.




NHỮNG VIDEO VẤN ĐẠO VÔ VI


Vấn Đạo phần 1



Vấn Đạo phần 2


Ghi Chú: Những tài liệu về Vô Vi được trích trong THƯ VIỆN VÔ VI (http://vovilibrary.net/)
và Youtube Pháp Lý Vô Vi